www.teenmangthit.forumvi.com
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

www.teenmangthit.forumvi.com

wWw.TeenMangThít.Forumvi.Com
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nếu Các bạn muốn đăng ký thành viên TeenMangThít.forumvi.com/ các bạn hãy tạo 1 yahoo mới nhất rồi đăng ký và kích hoạt nhé ^_^

 

 Bài cuối: Lối thoát nào cho “vương quốc” gạch ngói?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 170
Join date : 06/10/2012
Age : 31
Đến từ : Mang Thít , Vĩnh Long

Bài cuối: Lối thoát nào cho “vương quốc” gạch ngói? Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài cuối: Lối thoát nào cho “vương quốc” gạch ngói?   Bài cuối: Lối thoát nào cho “vương quốc” gạch ngói? I_icon_minitimeSun Nov 04, 2012 11:51 am

Bài cuối: Lối thoát nào cho “vương quốc” gạch ngói? 9115322
Trấu
- loại chất đốt một thời người dân ĐBSCL xem như thứ vứt bỏ, nhưng giờ
đây đã trở thành món hàng khan hiếm, được bán với giá cao ngất ngưỡng.
Trấu đang làm khổ dân làm gạch ở Mang Thít và đẩy “vương quốc” gạch ngói
ĐBSCL gần như xuống tận đáy trong sự thoái trào chưa từng có trong lịch
sử.

Nhưng, sâu xa hơn câu chuyện về trấu là một cơn “bão” công nghệ
đang âm ỉ trong làng nghề gạch ngói Mang Thít. Nếu không sớm tìm ra
giải pháp, khó tránh khỏi nguy cơ một làng nghề với tuổi đời trên 100
năm bị xóa sổ...
Ai nói rẻ như... trấu?
Giải
thích vì sao thời gian qua trấu liên tục đội giá, ông Hồ Văn Vàng - Chủ
tịch Hội nghề gốm tỉnh Vĩnh Long, người đã 40 năm gắn bó với nghề gạch,
gốm - cho biết: Trấu ngày xưa chỉ dùng để đốt gạch, gốm; nay được nắn
ép thành trấu cây để phục vụ cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản.
Đặc biệt là trấu còn được ép thành viên để xuất khẩu sang các nước Đông
Âu đốt lò sưởi. Trước đây, trấu ở Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang đổ về
các lò gạch ở Vĩnh Long, nhưng hiện nay các tỉnh đó sản xuất củi trấu,
trấu viên bán giá cao hơn nên giá trấu liên tục tăng.
Qua tìm
hiểu của chúng tôi, hiện nay những lò gạch ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ
đang áp dụng công nghệ Haffman đốt liên hoàn. Với công nghệ này, thay vì
một lượng lớn nhiệt được thải ra ngoài không khí như các lò gạch ở Vĩnh
Long, sẽ được tận dụng để truyền sang các lò lân cận. Cách đốt này chỉ
tốn 170gr trấu/viên gạch, trong khi lò truyền thống đơn lẻ ở Vĩnh Long
lên đến 400gr. Dù vận chuyển đến tận nhà, gạch ở các tỉnh miền Đông Nam
Bộ vẫn rẻ hơn so với gạch Vĩnh Long từ 100-200 đồng/viên. Còn người tiêu
dùng, gạch nào rẻ thì họ mua là tất yếu. “Với tình hình này, nếu không
có sự chuyển đổi, cải tiến công nghệ để tiết kiệm nhiên liệu, thì nghề
gạch ở Vĩnh Long coi như chết chắc” -ông Vàng nhận định.
Tìm công nghệ cứu làng nghề
Một
điều rất lạ, ở Mang Thít, ghé vào bất kỳ cơ sở làm gạch nào chúng tôi
cũng được nghe những câu nói đầy tự hào của người dân: “Chẳng nơi đâu có
được sản phẩm đặc thù và chất lượng tốt bằng gạch ngọn ở Vĩnh Long”.
Ông Bùi Hữu Mai (Mười Mai) - một “đại gia” lâu năm trong làng nghề gạch
ngói - giải thích: “Mấy ngôi nhà cổ xây bằng gạch ngọn của Vĩnh Long tồn
tại cả trăm năm qua, giờ có đập ra sẽ thấy gạch gần như còn nguyên vẹn.
Đó là minh chứng tốt nhất về chất lượng viên gạch Vĩnh Long.”
Gạch
chất lượng cao, nhưng tại sao lại không bán được? Ông Mai nói: “Hồi đó,
dân địa phương tụi tui chỉ sử dụng các lò tổ ong có hình dáng nhỏ,
thấp. Đến khoảng những năm 60, những bậc tiền nhân kỳ cựu nhất trong
nghề đã phát minh ra những chiếc lò có hình dáng rộng và cao như hiện
nay. Những chiếc lò này dùng “lửa đảo”, khi đốt, lửa sẽ từ dưới cháy dần
lên đến ngọn, rồi từ ngọn, lửa lại cháy ngược trở xuống, cứ thế... Cách
đốt này rất thích hợp với những loại đất thịt, có độ dẻo cao. Những
viên gạch ở trên ngọn sau khi được áp lửa dài ngày trong lò sẽ trở thành
những sản phẩm tốt nhất. Đây là một thành quả của sự cải tiến của các
bậc tiền nhân. Đó chỉ là cải tiến tự phát trong dân gian, chưa có cơ
quan, đơn vị nào nghiên cứu cải tiến công nghệ một cách bài bản. Tôi
chưa nói đến việc quảng bá thương hiệu, nên câu chuyện về chất lượng của
viên gạch Vĩnh Long bao năm qua cũng chỉ là... nghề gia truyền”.
Còn
ông Mười Mai khẳng định: “Lò gạch tròn hiện nay của làng nghề Vĩnh Long
là kết quả chọn lọc qua trên 150 năm mà hình thành. Chất lượng gạch
Vĩnh Long, công nghệ lò tròn Vĩnh Long là thứ tài sản vô hình quý giá
của làng nghề. Vấn đề là cải tiến công nghệ trên cái nền truyền thống
sao cho tiết kiệm nhiên liệu như các lò miền Đông thì làng nghề gạch
ngói Mang Thít sẽ được cứu. Bây giờ chỉ cần có mô hình mới thì mọi người
sẽ nhân rộng ngay”. Ông Hò Văn Vàng đề nghị: “Ngoài nghiên cứu công
nghệ mới, còn phải tổ chức lại sản xuất. Nhà nước cũng phải quy hoạch
vùng nguyên liệu, vùng sản xuất, đào tạo nhân lực thì làng nghề mới trụ
lại được”.
Buổi chiều, rời Mang Thít, trên đường tỉnh 902, dọc
kinh Thầy Cai, xã Nhơn Phú những lò gạch san sát như một... thành phố
cổ, nhả khói lên bầu trời đen kịt. Bóng đen ấy đang phủ trên làng nghề,
không chỉ về giá cả mà còn cả về ô nhiễm môi trường. Đó cũng là một
thách thức nữa đối với ồn tại của “vương quốc” gạch ngói ĐBSCL...
Về Đầu Trang Go down
https://teenmangthit.forumvi.com
 
Bài cuối: Lối thoát nào cho “vương quốc” gạch ngói?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Vương quốc gạch ngói ĐBSCL: Đâu rồi thời hoàng kim
» Khi chủ lò gạch đi... làm thuê
» Cẩn thận với đồ Trung Quốc
»  Phát hoảng với ngôi đền hơn 20.000 con chuột
» Giải Thoát Cho Nhau - Phạm Trưởng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
www.teenmangthit.forumvi.com :: Bài viết hay về Mang Thít :: Tin Mang Thít-
Chuyển đến