www.teenmangthit.forumvi.com
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

www.teenmangthit.forumvi.com

wWw.TeenMangThít.Forumvi.Com
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Nếu Các bạn muốn đăng ký thành viên TeenMangThít.forumvi.com/ các bạn hãy tạo 1 yahoo mới nhất rồi đăng ký và kích hoạt nhé ^_^

 

 thời gian TRONG MẮT TÔI Trần Hữu Nghiệp (nxb Văn Nghệ - 1993) 8 Đêm nghe nhạc trên sông Măng Thít

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 170
Join date : 06/10/2012
Age : 31
Đến từ : Mang Thít , Vĩnh Long

thời gian TRONG MẮT TÔI  Trần Hữu Nghiệp  (nxb Văn Nghệ - 1993)    8  Đêm nghe nhạc trên sông Măng Thít  Empty
Bài gửiTiêu đề: thời gian TRONG MẮT TÔI Trần Hữu Nghiệp (nxb Văn Nghệ - 1993) 8 Đêm nghe nhạc trên sông Măng Thít    thời gian TRONG MẮT TÔI  Trần Hữu Nghiệp  (nxb Văn Nghệ - 1993)    8  Đêm nghe nhạc trên sông Măng Thít  I_icon_minitimeMon Oct 22, 2012 12:39 pm

Tháng Chạp 1954,
thực hiện hiệp định Genève, từ miền Tây Nam Bộ, cán bộ và chiến sĩ lần
lượt ra đi tập kết. Mọi người sẽ gặp nhau trên tàu Liên Xô hoặc Ba
Lan đậu ngoài khơi Vũng Tàu, từ các tàu nhỏ đưa đến. Đại đa số chiến sĩ
đều đi đường ngoài, theo biển từ vàm sông Ông Đốc. Do thỏa thuận giữa ta
và Pháp, một số nhỏ, rất nhỏ, gồm anh chị em đang mang bệnh hoặc có thai
gần ngày sanh, được chở tới Vũng Tàu theo đường trong nội địa, để tránh
mệt nhọc say sóng đang mùa gió chướng thổi già.



Tôi được cử làm
bác sĩ, trưởng đoàn một đợt chuyển đi như thế, gồm trên hai tá "bà bầu" và
nhiều chị em từng vào tù ra khám, hễ sóng gió trở trời là lên cơn kinh
giật hay đau đớn thân thể.



Sau chín năm, kể
từ mùa thu 1945, tôi được mặc đồ "đại cán" kiểu Tôn Trung Sơn, mang giày
da và nói tiếng Tây thả cửa với bọn sĩ quan Pháp. Họ đón chúng tôi trên
sông Cái Lớn, rồi tàu theo kinh Xà No hướng ra sông Hậu, đi xuống Tam
Bình.



Mặt trời vừa lặn,
chạng vạng tối rồi thì tàu chở chúng tôi ngừng lại, bỏ neo theo kinh Măng
Thít. Trước mắt là cây cầu sắt bắc ngang, nối liền Vĩnh Long với Trà Vinh,
trên đường quốc lộ liên tỉnh.



Theo đề nghị của
anh em quân sự được cử theo giúp tôi với tư cách là y tá và cứu thương
nhưng thật sự là ban cán sự Đảng, tôi tìm tên sĩ quan thuyền trưởng hỏi lý
do tàu ngừng lại thình lình. Anh ta lấy tay chỉ dòng nước triều đang dằng
lên chảy vào, chỉ cột tàu và cầu sắt, trả lời : "Cột tàu cao hơn mặt cầu,
không thể nào vượt qua được, chờ nước ròng, tàu sẽ đi qua và theo nước
xuôi dòng, hướng về kinh Chợ Gạo".



Khi tôi xuống dưới
tàu, nói rõ lý do, một vài đồng chí bảo tôi phải trở lên kiên quyết đấu
tranh với Pháp, đòi tiếp tục đi cho kỳ được. Đấu tranh cách nào chứ?
Khi rõ ràng là cột tàu cao hơn mặt cầu sắt? Anh em bảo tôi viết một
bức điện gởi về Ban liên hiệp đình chiến của ta đề nghị can thiệp. Nhưng
gởi điện đi bằng cách nào? Anh em bảo đưa cho thuyền trưởng, bảo nó đánh
giùm cho lập tức, bởi lúc ra đi, anh em đã có lệnh: Phải luôn luôn cảnh
giác, đề phòng địch có thủ đoạn phá hoại hiệp định Genève, không thi hành
các điều đã thỏa thuận. Tôi chống chế lại: Nhưng lệnh phải đấu tranh sao
cho có lý, có lợi và đúng mức. Trường hợp này lý của ta không vững, và nhờ
địch đánh điện đi khi nó đã giải thích rồi thì rõ ràng bất lợi: nó sẽ
không làm giùm đâu, mà chỉ bực tức. Vậy hãy cứ chờ cột tàu xuống dưới mặt
cầu, nếu tàu chưa đi ta sẽ phản đối, đấu tranh.



Lý lẽ của tôi đươc
toàn thể anh chị em bệnh nhân còn lại ở từng dưới ủng hộ. Bởi có một số
chị em đã lên boong tàu từ ban nãy, khi trên bờ kinh vọng ra những bài hát
cải lương trầm bổng, từ một máy hát quay tay trên gió, gần mạn tàu. Nhiều
bài ca, nhiều tuồng tích quen thuộc, cứ nối tiếp nhau vang lên trên mặt
nước, dưới ánh trăng phản chiếu óng ánh trên ngọn dừa, trên lá chuối, hai
bên bờ kinh. Cô Tư Sạng với bài Tứ đại oán, cô Năm Phỉ trong tuồng Xử án
Bàng Quí Phi, rồi bài xàng xê trong Xử bá đao Từ Thọ, giọng lâm ly của Lý
Đáng và Phụng Kiều. Trên bờ, chủ nhà có máy hát chắc chắn đoán rõ khách
trên tàu là ai, nên đêm ca nhạc cứ kéo dài tới lúc tàu ra đi mới dứt. Dĩa
hát nào cũng cho quay trở đi trở lại đôi ba lần. Đêm càng khuya, trăng
càng sáng, mặt sông càng phẳng lặng thì giọng ca càng thấm sâu vào lòng
người như từng giọt sương đêm thấm sâu vào cây lá đem lại mát dịu sau cơn
nắng gắt. Dưới ánh đèn điện của boong tàu, tôi nhìn các chị em ngồi yên
lắng nghe, có người để cho dòng nước mắt rơi xuống hòa theo nước sông trôi
đi. Có lẽ nhiều người trong đó, cũng như tôi, muốn được ném trở lại trên
bờ kinh xanh và ở lại quê cha đất mẹ, đinh ninh rằng cuộc ra đi này chỉ
tạm thời và chúng tôi sẽ trở lại vài năm sau khi có tổng tuyển cử theo như
đã quy định trong thỏa hiệp Genève.



Không thể hiểu
được trọn vẹn tâm hồn người dân Nam Bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long, nếu
trong lòng mình chẳng lâng lâng lên, bâng khuâng một nỗi niềm gì đó, đặc
biệt, rất đặc biệt khi nghe những câu hò hoặc sáu câu vọng cổ bồng bềnh
lảnh lót rót trên dòng sông. Nhất là khi nước triều lên lóng lánh dưới ánh
trăng, và từ bùn đất của mương vườn toát ra một mùi ngây ngất. Gần 30 năm
đã qua kể từ đêm ấy trên dòng sông Măng Thít. Ai đó chịu khó ngồi quay máy
hát suốt đêm dạo ấy, già hay trẻ, nay còn sống hay đã qua đời?



Viết bài hồi ký
này, tôi muốn có dịp tỏ lời cám ơn người ấy vô tình họ đã đóng góp vào
phần việc thôi thúc anh chị em chúng tôi ra đi tập kết phải mau trở lại
quê hương, dù phải lội bộ vượt Trường Sơn với ba lô nặng gần 30 cân và một
ruột tượng gạo.



Tôi đã suy nghĩ
nhiều về cái đêm tâm hồn con người quyện chặt với âm thanh ấy. Và tôi muốn
hiểu ai nặng lời phê phán nhạc điệu cải lương với lý trí đơn thuần, tức là
đã xúc phạm vào những sợi tơ lòng trong tiềm thức người dân Nam Bộ. Tôi
sực nhớ tới những ngày đầu của kháng chiến Nam Bộ năm 1947, có người chủ
trương "cấm ca vọng cổ", vì cho đó là một bi khúc bất lợi cho đấu tranh võ
trang. Chỉ thị ấy tất nhiên không mấy ai nhiệt thành bắt đồng bào và cán
bộ tuân theo, bởi lẽ kháng chiến còn hàng chục chỉ thị khác về chính trị,
quân sự, kinh tế phải thi hành. Cái chủ trương văn hóa "cấm ca vọng cổ" ấy
đã tắt hơi sớm hơn là mùa nước rút hết khỏi Đồng Tháp Mười, trả lại đất
khô cho cỏ.



Hiểu biết của tôi
về âm vang của nhạc điệu cải lương, nhịp hò Đồng Tháp, nới rộng ra thêm
khi từ ngày giang san thống nhất, tôi tò mò mở đài Tiếng nói Việt Nam để
nghe các bài ca nhạc theo yêu cầu thính giả. Tôi vừa thích thú vừa hơi
ngạc nhiên thấy số đòi hỏi bài ca cải lương do Bạch Tuyết, Ngọc Giàu,
Phương Liên, Mỹ Châu...ca cứ tăng dần. Mà do yêu cầu của ai, ở đâu?
Xin thưa: của các bộ đội biên phòng miền Bắc, ở Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên,
Cao Bằng v.v. . . Mấy năm ở miền Bắc, tôi từng ngủ đêm trên núi Sa Pa,
thuộc Hoàng Liên Sơn, ở phủ Trùng Khánh thuộc Cao Bằng để nghe thác Bản
Giốc ào ào nước đổ đêm trăng. Tiếc rằng những buổi chiều như vậy chưa có
lần nào nghe được các bài ca cải lương Nam Bộ cùng lúc, để so sánh xem tâm
hồn mình ngày nay, tuy đã già rồi, có thể phần nào hòa chung nhịp điệu với
đồng bào chiến sĩ trẻ đương làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương phía Bắc hiện
nay.


(Tạp chí Tổ Quốc, số 3-1988)
Về Đầu Trang Go down
https://teenmangthit.forumvi.com
 
thời gian TRONG MẮT TÔI Trần Hữu Nghiệp (nxb Văn Nghệ - 1993) 8 Đêm nghe nhạc trên sông Măng Thít
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHIỀU BÊN DÒNG SÔNG MANG THÍT
» mùa xuân trên sông Măng
» Ca nhac mang thit
» Ca nhac huyen mang thit vui ne
» Sông Mang Thít

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
www.teenmangthit.forumvi.com :: Bài viết hay về Mang Thít-
Chuyển đến